Quy định về người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

(27/02/2019)
Nhiều người nước ngoài đang chọn Việt Nam để sống, bằng cách mua nhà, bất động sản tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…Theo quy định tại Luật nhà ở 2005, tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê tại Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

 

Nhiều người nước ngoài đang chọn Việt Nam để sống, bằng cách mua nhà, bất động sản tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…Theo quy định tại Luật nhà ở 2005, tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê tại Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên theo quy định tại Luật nhà ở 2014, đã mở rộng đối tượng là người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm nhà đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án, tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định tại Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và không thuộc diện hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.Theo quy định tại Luật nhà ở 2014, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu căn hộ, nhà riêng lẻ (biệt thư và nhà phố) trong các dự án nhà ở thương mại.

Tổng số lượng cá nhân/tổ chức nước ngoài sở hữu không vượt quá 30% của một tòa căn hộ hoặc không vượt quá 10% hoặc 250 căn nhà của một dự án nhà ở. Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tối đa 50 năm và được phép gia hạn không quá 50 năm. Tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thời hạn trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thời gian gia hạn. Trong thời gian sở hữu nhà ở, cá nhân nước ngoài được phép cho thuê lại, tuy nhiên tổ chức nước ngoài không được phép cho thuê lại nhà ở. Đối với cá nhân/tổ chức nước ngoài, khi mua nhà ở tại Việt Nam, cần có một hợp đồng mua bán nhà ở chặt chẽ, vì mọi quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến việc mua bán, sở hữu nhà ở đều được quy định tại hợp đồng. Vì vậy, người mua cần xem xét hợp đồng một cách kỹ lưỡng trước khi thực hiện ký hợp đồng, để có thể bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình. Người nước ngoài, khi thực hiện mua bán nhà ở, đặc biệt là nhà ở hình thành trong tương lai, cần nắm rõ quy định về thanh toán trong hợp đồng mua bán. Theo quy định tại Điều 57 Luật nhà ở 2015, việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng, tuy nhiên không quá 50% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao khi bên mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không quá 70% giá trị hợp đồng nếu bên mua là cá nhân nước ngoài. Cho đến khi bên mua được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên mua thanh toán không quá 95% giá trị hợp đồng.Trên đây là những chính sách và lưu ý cơ bản khi người nước ngoài thực hiện mua bán bất động sản tại Việt Nam. Người nước ngoài cần phải nắm chắc các quy định pháp luật liên quan đến việc mua bán bất động sản để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia giao dịch tại Việt Nam.

Dự án nổi bật

video

Hỗ trợ trực tuyến

đối tác